Ở ngôi lần thứ hai Đường_Duệ_Tông

Chánh biến Đường Long

Ngày 3 tháng 7 năm 710, Đường Trung Tông đột nhiên băng hà. Nhiều sử gia nghi ngờ việc này là do Vi hậu cùng công chúa An Lạc bí mật hạ độc để cho An Lạc có thể dễ dàng xưng nữ đế về sau. Vi hoàng hậu nắm giữ triều chính, tuyên bố lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm đế, xưng Đường Thương Đế, kì thực Vi hậu nắm hết mọi quyền hành. Lý Đán chỉ được phong làm Tham mưu chính sự. Gian thần Tông Sở Khách theo lệnh Vi Thái hậu, dâng sớ cho rằng Lý Đán không có khả năng nắm quyền, và cùng đại thần trong phe cánh đòi phế quyền chấp chính của Lý Đán, xin Vi Thái hậu lâm triều xưng chế. Thái hậu đồng tình. Ngày 5 tháng 7, Lý Đán được phong làm Thái úy, song chỉ có hư vị.

Thái hậu, An Lạc công chúa cùng Tông Sở Khách âm mưu học theo Võ hậu xưng đế trước đây, dự định mưu hại Lý Đán và Thái Bình công chúa để loại bỏ vật cản. Con trai thứ ba của ông là Lâm Tri vương Lý Long Cơ, do Đậu thị sinh, là người thông minh cái thế, chiêu mộ nhiều văn sĩ võ tướng, cũng có thế lực lớn trong triều. Thị lang bộ binh Thôi Nhật Dụng dâng sớ tố cáo họ Vi, họ Võ cùng Tông Sở Khách, do đó bị Thái hậu sai trị tội. Nhật Dụng lo sợ, sai hòa thượng chùa Bảo Tăng là Nhuận Mật đến cầu cứu Lý Long Cơ. Long Cơ bèn nhân cơ hội đó, liên kết cùng công chúa Thái Bình cùng con trai Thái Bình là Tiết Sùng Giản, cùng bọn Chung Thiệu Nguyên, Vương Sùng Diệp... mật mưu tiêu diệt Vi Thái hậu. Long Cơ sợ nếu như sự bại thì có thể liên lụy đến cha, nên không báo việc cho Lý Đán biết.

Ngày Nhâm Tý 21 tháng 7, Long Cơ dẫn theo quân Lâm Vũ tiến vào cung, giết hết bè đảng phản Đường. Vi Thái hậu bỏ trốn khỏi cung, bị tên phi kị chém đầu. Công chúa An Lạc đang trang điểm, cũng bị chém chết. Âm mưu xưng đế của mẹ con Vi hậu tiêu tan. Sau khi sự việc thành công, Lý Long Cơ đến tạ tội với Lý Đán, sau đó đón ông vào cung, nhập phụ cho Thương Đế. Lý Long Cơ được phong làm Bình vương.

Ngày Quỹ Mão (24 tháng 7), công chúa Thái Bình ép Thương Đế hạ chiếu nhường ngôi cho Lý Đán. Lý Đán cố từ chối, nhưng sau đó chấp thuận. Ngày Giáp Thìn (25 tháng 7), Lý Đán đăng cơ lần thứ hai, ra lệnh xá thiên hạ, giáng Đường Thương Đế làm Ôn vương.[22]

Lập Thái tử

Ngay sau khi lên ngôi, Duệ Tông muốn phong cho một người con làm thái tử. Ông đứng trước hai sự chọn lựa giữa Lý Thành Khí, con trai trưởng do chính thê sinh ra và Lý Long Cơ, con trai thứ nhưng lập được công lớn trong việc khôi phục nhà Đường. Thành Khí thấy ông khó xử, bèn từ chối:Quốc gia an lạc thì lập con trai đích trưởng, nếu quốc gia nguy biến thì lập người có công. Nếu không làm vậy thì bá tánh thất vọng. Thần không có ý đứng trên Bình vương (Long Cơ).

Sau đó đại thần Lưu U Cầu dẫn đầu các quan xin tôn lập Long Cơ làm thái tử. Long Cơ cũng dâng biểu xin nhường cho anh trưởng, nhưng cuối cùng chấp nhận. Ngày Đinh Tị (26 tháng 7) Lý Đán lập Lý Long Cơ làm Hoàng Thái tử.

Mâu thuẫn Thái Bình - Long Cơ

Sau khi lên ngôi, thượng cho khôi phục lại chức vị cho nhiều người bị giết hay bị cách chức dưới thời Võ Tắc ThiênĐường Trung Tông như Diêu Nguyên Chi, Tiêu Chí Trung, Lang Ngập, Yến Khâm Dung, cựu thái tử Lý Trọng Tuấn, Trương Giản Chi, Viên Thứ Kỉ, Lý Đa Tộ...; lại cách chức nhiều đại thần được Vi hậu tiến cử dưới thời Trung Tông như Tống Cảnh, Sầm Hi, Thôi Thực, Trương Tích, Lý Kiệu... Võ Tam Tư và con là Võ Sùng Huấn bị tước hết tước vị đã truy phong và bị quật thây, san phẳng mộ.

Cùng năm 710, con trai Đường Trung TôngLý Trọng Phúc tự xưng hoàng đế, tôn Duệ Tông làm Hoàng quý thúc, Ôn vương Trọng Mậu làm Hoàng thái đệ, mưu đoạt lại ngôi đế. Duệ Tông sai quân đánh dẹp, không lâu sau Trọng Phúc tử trận, cuộc nổi dậy bị dẹp tan[23][24].

Thái Bình công chúa sau khi lập công đưa Hoàng đế lên ngôi, được phong ấp vạn hộ, trở thành vị Công chúa có thế lực nhất dưới thời nhà Đường. Thấy Thái tử Lý Long Cơ còn nhỏ, Công chúa tỏ ra khinh thị và ganh ghét, muốn tìm cớ hãm hại. Hai bên rơi vào thế đối đầu nhau, chia làm hai phe phái trong triều. Nhiều lần bà ta nói với Duệ Tông rằng thái tử không phải con trưởng, không thể lập được. Thượng không nghe. Công chúa Thái Bình lại bố trí nhiều tai mắt bên cạnh thái tử, tìm cơ hội tố cáo nếu thấy thái tử có việc gì không đúng đắn. Thái tử rất bất an. Ngày Ất Dậu tháng 11 ÂL, ông cho chôn cất Hiếu Hòa hoàng đế Đường Trung Tông ở Định lăng, và cho hợp táng với Triệu thị, người vợ đầu tiên của Trung Tông[25].

Ngày Kỉ Tị tháng 1 ÂL, năm 711, Duệ Tông cải lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm Tương vương, đày đến Tập châu và sai 50000 võ sĩ hộ vệ, thực chất là để xem xét và kiềm chế[23].

Trong khi đó ở triều đình, Thái Bình công chúa nhiều lần tố cáo Long Cơ mưu phản, lại mua chuộc đại thần Vi An Thạch. Duệ Tông bắt đầu nghi ngờ thái tử, triệu An Thạch vào hỏi ý, nhưng An Thạch cố gắng khuyên can và bênh vực cho thái tử, nên bị Thái Bình ghét bỏ. Thái Bình tố cáo An Thạch, nhưng An Thạch được Quách Nguyên Chấn xin giúp nên không bị trị tội. Các đại thần Tống Cảnh, Diêu Nguyên Chi cũng ủng hộ thái tử, tây với Duệ Tông nên đưa những người con trai khác cùng Bân vương Lý Thủ Lễ - con của Chương Hoài thái tử Lý Hiền, cháu đích tôn của Cao Tông - ra làm Thứ sử các châu và an trí Thái Bình cùng các con ở kinh đô. Duệ Tông chấp nhận do các con ra khỏi kinh thành, song vẫn giữ tự do cho Thái Bình công chúa. Bà nghe vậy tức giận, uy hiếp Lý Long Cơ phải tố cáo Tống CảnhLý Nguyên Chi mưu phản. Kết quả hai đại thần bị đuổi xuống các châu, các thân vương bị đẩy khỏi kinh đô cũng được trở về.

Tháng 5 năm 711, Duệ Tông phong cho con gái của Tống vương Lý Thành KhíKim Sơn công chúa gả cho Khã hãn Đột QuyếtMặc Xuyết. Trong khi đó Lý Long Cơ cũng có sự chuẩn bị để đối phó với Thái Bình công chúa. Tháng 7 cùng năm, Long Cơ xin nhường ngôi Thái tử cho anh là Thành Khí, Duệ Tông lo lắng, không đồng ý. Long Cơ nhân đó xin cho Thái Bình công chúa về kinh, ông đành phải chấp thuận vì muốn trấn an Long Cơ.

Đầu năm 712, do đất nước đã lâu không có nạn binh đao, Duệ Tông cho hạn chế tuổi nhập quân của trai tráng trong nước xuống còn từ 25 đến 55 tuổi.